
cách hạch toán tiền lương và bảo hiểm theo thông tư 133 và thông tư 200
Tài khoản kế toán 334 - Phải trả người lao động: Dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.
- Trước khi tìm hiểu về cách hạch toán chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, các bạn có thể xem thêm bài viết: Điều kiện để đưa chi phí tiền lương vào chi phí hợp lý, những giấy tờ, thủ tục cần thiết.
-------------------------------------------------------------------------------
1. Hạch toán khi tính tiền lương và các khoản phải trả:
Chú ý: - Các bạn phải xác định chi tiết là tiền lương, thưởng, phụ cấp ... đó trả cho bộ phận nào và DN mình áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 hay 133 để hạch toán cho chính xác nhé.
Ví Dụ: Chi phí tiền lương cho nhân viên bán hàng thuộc bộ phận bán hàng và DN áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133, thì hạch toán vào: Nợ 6421.
=> Tiêu chí để xác định loại hình Doanh nghiệp -> Căn cứ để DN áp dụng chế dộ kế toán theo TT 133 hay 200 ...
Các bạn xem tại đây nhé: Cách xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ.
=> Sau khi đã xác định được DN mình áp dụng chế độ kế toán nào và Tiền lương đó trả cho bộ phận nào, các bạn hạch toán cụ thể như sau (Các bạn dựa vào Bảng tính lương nhé):
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Theo TT 133)
Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp (Theo TT 200)
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công (6231) (Theo TT 200)
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6271) (Theo TT 200)
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6411) (Theo TT 200)
Nợ TK 6421 – Chi phí bán hàng (Theo TT 133)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421) (Theo TT 200)
Nợ TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Theo TT 133)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348).
--------------------------------------------------------------------------
2. Hạch toán các khoản Bảo hiểm trích theo lương:
a. Khi tính trích các khoản Bảo hiểm, KPCĐ trừ vào chi phí của DN:
Các bạn phải chi tiết theo từng bộ phận nhé: VD: Bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý…(Dựa vào Bảng tính lương để hạch toán nhé)
Nợ TK 154, 241, 622, 623, 627, 641, 642...: Tiền lương tham gia BHXH x 23,5%
Có TK 3383 (BHXH) : Tiền lương tham gia BHXH x 17,5%
Có TK 3384 (BHYT) : Tiền lương tham gia BHXH x 3%
Có TK 3386 (hoặc 3385) (BHTN) : Tiền lương tham gia BHXH x 1%
Có TK 3382 ( KPCĐ) : Tiền lương tham gia BHXH x 2%
Xem thêm: Tỷ lệ trích các khoản theo lương.
Chu ý: Riêng khoản Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
- Nếu DN áp dụng theo Thông tư 200 là TK: 3386
- Nếu DN áp dụng theo Thông tư 133 là TK: 3385
b. Trích khoản Bảo hiểm trừ vào lương của nhân viên:
Nợ TK 334 : Tiền lương tham gia BHXH x 10,5%
Có TK 3383 : Tiền lương tham gia BHXH x 8%
Có TK 3384 : Tiền lương tham gia BHXH x 1,5%
Có TK 3386 (hoặc 3385) : Tiền lương tham gia BHXH x 1%
c. Hạch toán khi nộp tiền Bảo hiểm:
- Dựa vào Giấy nộp tiền cho Cơ quan BHXH, Liên đoàn lao động Quận (huyện) nhé:
Nợ TK 3383 : Số tiền đã trích BHXH (Tiền lương tham gia BHXH x 25,5%)
Nợ TK 3384 : Số tiền đã trích BHYT (Tiền lương tham gia BHXH x 4,5%)
Nợ TK 3386 (hoặc 3385) : Số tiền đã trích BHTN (Tiền lương tham gia BHXH x 2%)
Nợ TK 3382 : Số tiền đóng kinh phí công đoàn (Tiền lương tham gia BHXH x 2%)
Có TK 1111, 1121 : Tổng phải nộp (Tiền lương tham gia BHXH x 34%)
Cụ thể:
- Nộp cho bên Cơ quan BHXH là 32%
- Nộp cho bên Liên đào lao động Quận, huyện: 2%
----------------------------------------------------------------------
3. Hạch toán thuế TNCN phải nộp (nếu có)
a. Khi trừ số thuế TNCN phải nộp vào lương của nhân viên:
Nợ TK 334 : Tổng số thuế TNCN khấu trừ
Có TK 3335 : Thuế TNCN
b. Khi nộp tiền thuế TNCN vào ngân sách:
Nợ TK 3335 : số Thuế TNCN phải nộp
Có TK 1111, 1121
-----------------------------------------------------------------------------
4. Hạch toán khi trả lương (hoặc nhân viên ứng trước tiền lương):
- Khi thanh toán tiền lương hoặc nhân viên ứng trước tiền lương:
Nợ TK 334: Phải trả người lao động
Có TK 111, 112 : Số tiền trả
Lưu ý: Các bạn phải dựa vào Bảng thanh toán tiền lương, phiếu chi lương để hạch toán khi trả lương nhé.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
5. Hạch toán trả lương bằng sản phẩm, hàng hoá (nếu có):
- Nếu sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá bán chưa có thuế GTGT:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 5118 - Doanh thu khác (Giá bán chưa có thuế GTGT).
- Nếu không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá thanh toán:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 5118 - Doanh thu khác (Giá thanh toán).
----------------------------------------------------------------------
6. Hạch toán khi tính tiền thưởng phải trả bằng quỹ khen thưởng:
- Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng:
Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Có TK 334 - Phải trả người lao động.
- Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động.
Có các TK 111, 112,. . .
----------------------------------------------------------------------
7. Hạch toán tiền chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn ... phải trả cho nhân viên:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341).
- Khi nhận được tiền của Cơ quan BHXH trả cho DN:
Nợ TK 111, 112:
Có TK 3383
- Khi trả tiền chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn ... cho nhân viên
Nợ TK: 334
Có TK 111, 112
--------------------------------------------------------------------------------------------------
cách hạch toán tiền lương và bảo hiểm theo thông tư 133 và thông tư 200
-
Trực tuyến:1
-
Hôm nay:126
-
Tuần này:1168
-
Tháng trước:2218
-
Tất cả:197033
hướng dẫn hạch toán hóa đơn về trước hàng về sau
Khi hóa đơn về trước nhưng hàng chưa về thì hạch toán như thế nào?
cách hạch toán nhập kho thành phẩm
Khi nhập kho thành phẩm do đơn vị sản xuất ra hoặc thuê ngoài gia công, chế biến thì hạch toán như thế nào?
các phương pháp tính giá hàng nhập kho NLV, thành phẩm
Cách tính giá hàng nhập kho hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm … như thế nào?
các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho theo TT133, TT200
Hàng tồn kho là gì? Hướng dẫn cách tính giá trị hàng tồn kho theo các phương pháp khác nhau như: Phương pháp bình quân gia quyền, thực tế đích danh, nhập trước, xuất trước, nhập...
cách hạch toán hàng hóa cho biếu tặng
Hướng dẫn cách hạch toán hàng cho biếu tặng khách hàng, đối tác, công nhân viên - Hàng được cho biếu tặng như: Tặng bánh trung thu, quà tết, quà ngày lễ, tri ân khách hàng...
cách hạch toán chi phí nâng cấp, sửa chữa TSCĐ
Hướng dẫn cách hạch toán chi phí sửa chữa nâng cấp TSCĐ như: Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí đầu tư nâng cấp TSCĐ, chi phí sửa chữa TSCĐ...
xử lý TSCD hình thành tự xây dựng, sản xuất
Tài sản cố định hình thành do DN tự xây dựng, sản xuất khi hoàn thành có phải lập hóa đơn? Cách hạch toán tài sản cố định tự xây dựng cơ bản, Thủ tục đối với TSCĐ tự xây dựng
Cách hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ
hướng dẫn cách hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ khi phân bổ, cách hạch toán CCDC khi mua về: