Kế toán nguyên vật liệu

Kế toán nguyên vật liệu

Trong doanh nghiệp mỗi kế toán thành phần sẽ làm những công việc khác nhau vì vậy mà nhiệm vụ của mỗi kế toán thành phần cũng khác nhau .Kế toán tiền lương thì lập bảng tính, thanh toán lương và bảo hiểm xã hội cho người lao động. Vậy nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu là gì ? Có thể tóm tắt như sau :

- Kế toán ghi chép, theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn kho vật liệu cả về số lượng, chất lượng, giá trị. Tính giá trị của vật liệu xuất kho theo phương pháp thích hợp, phương pháp tính giá phải sử dụng nhất quán ít nhất là trong một niên độ kế toán.

- Kế toán tính toán và phân bổ giá trị của vật liệu sử dụng vào chi phí sản xuất theo đúng chế độ quy định

- Kế toán vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu hướng dẫn kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục nhập, xuất kho vật liệu. Kiểm tra hướng dẫn việc hạch toán nghiệp vụ của thủ kho, thường xuyên đối chiếu số liệu trên sổ kế toán với thẻ kho của thủ kho để xác định số tồn kho thực tế của từng thứ vật liệu.

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ và tiêu hao vật liệu phát hiện và xử lý kịp thời vật liệu thừa, thiếu, ứ đọng kém phẩm chất, ngăn ngừa việc sử dụng vật liệu, công cụ, dụng cụ lãng phí.

- Kế toán tham gia kiểm kê, đánh giá lại vật liệu theo chế độ của nhà nước. Lập các báp cáo kế toán về vật liệu dụng cụ phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý, điều hành và phân tích kinh tế.


Trong hệ thống kế toán việt nam quy định ,kế toán sử dụng tài khoản 152 để phản ảnh (định khoản kế toán ) những nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên qua đến nguyên vật liệu ,kết cấu của tài khoản 152 như sau :

Bên Nợ:

- Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn liên doanh hoặc từ các nguồn khác;

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê;

- Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ (Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Bên Có:

- Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công, chế biến, hoặc đưa đi góp vốn;

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua;

- Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng;

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê;

- Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ (Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Số dư bên Nợ:

Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ.

CÁCH ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN  CHỦ YẾU

I. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

1. Khi mua nguyên liệu, vật liệu về nhập kho đơn vị, căn cứ hoá đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu nhập kho:

- Đối với nguyên liệu, vật liệu mua vào dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

     Có TK 111, 112, 141, 331,. . . (Tổng giá thanh toán).

- Đối với nguyên liệu, vật liệu mua vào dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc phục vụ cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Tổng giá thanh toán)

     Có các TK 111, 112, 141, 311, 331,. . . (tổng giá thanh toán).

2. Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu được hưởng chiết khấu thương mại thì phải ghi giảm giá gốc nguyên liệu, vật liệu đã mua đối với khoản chiết khấu thương mại thực tế được hưởng, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331,. . .

     Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

     Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

3. Trường hợp nguyên liệu, vật liệu mua về nhập kho nhưng đơn vị phát hiện không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng ký kết phải trả lại người bán hoặc được giảm giá, kế toán phản ánh giá trị hàng mua xuất kho trả lại hoặc được giảm giá, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331,. . .

     Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua chưa có thuế GTGT)

     Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

4. Trường hợp doanh nghiệp đã nhận được hoá đơn mua hàng nhưng nguyên liệu, vật liệu chưa về nhập kho đơn vị thì kế toán lưu hoá đơn vào một tập hồ sơ riêng “Hàng mua đang đi đường”.

4.1. Nếu trong tháng hàng về thì căn cứ vào hoá đơn, phiếu nhập kho để ghi vào Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”.

4.2. Nếu đến cuối tháng nguyên liệu, vật liệu vẫn chưa về thì căn cứ vào hoá đơn (Trường hợp nguyên liệu, vật liệu dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ), kế toán ghi:

Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi đường

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

     Có TK 331 - Phải trả cho người bán; hoặc

     Có các TK 111, 112, 141,. . .

Sang tháng sau, khi nguyên liệu, vật liệu về nhập kho, căn cứ vào hoá đơn và phiếu nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

     Có TK 151 - Hàng mua đang đi đường.

5. Khi trả tiền kho người bán, nếu được hưởng chiết khấu thanh toán, thì khoản chiết khấu thanh toán thực tế được hưởng được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

     Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Chiết khấu thanh toán).

6. Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu:

- Nếu nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh vào giá gốc nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu theo giá có thể nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá có thuế nhập khẩu)

     Có TK 331 - Phải trả cho người bán

     Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu).

Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

     Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312- Thuế GTGT hàng nhập khẩu).

- Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu về để dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án (kế toán phản ánh giá gốc nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu theo giá có thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu), ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá có thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu)

     Có TK 331 - Phải trả cho người bán

     Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)

     Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312).

- Nếu nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp được phản ánh vào giá gốc nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá có thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu)

     Có TK 331 - Phải trả cho người bán

     Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt.

7. Các chi phí về thu mua, bốc xếp, vận chuyển nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về kho doanh nghiệp, trường hợp nguyên liệu, vật liệu mua về dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ (1331)

     Có các TK 111, 112, 141, 331,. . .

8. Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập kho do thuê ngoài gia công, chế biến:

- Khi xuất nguyên liệu, vật liệu đưa đi gia công, chế biến, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

     Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

- Khi phát sinh chi phí thuê ngoài gia công, chế biến, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

     Có các TK 111, 112, 131, 141,. . .

- Khi nhập lại kho số nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến xong, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

     Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.

9. Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập kho do tự chế:

Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu để tự chế, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

     Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

- Khi nhập kho nguyên liệu, vật liệu đã tự chế, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

     Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.

10. Đối với nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê đã xác định được nguyên nhân thì căn cứ nguyên nhân thừa để ghi sổ, nếu chưa xác định được nguyên nhân thì căn cứ vào giá trị nguyên liệu, vật liệu thừa, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

     Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết).

- Khi có quyết định xử lý nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện trong kiểm kê, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381)

     Có các TK liên quan.

- Nếu xác định ngay khi kiểm kê số nguyên liệu, vật liệu thừa là của các đơn vị khác khi nhập kho chưa ghi tăng TK 152 thì không ghi vào bên Có Tài khoản 338 (3381) mà ghi vào bên Nợ Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công”. Khi trả lại nguyên liệu, vật liệu cho đơn vị khác ghi vào bên Có Tài khoản 002 (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

11. Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, ghi:

Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Nợ các TK 623, 627, 641, 642,. . .

     Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

12. Xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản hoặc sửa chữa lớn TSCĐ, ghi:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang

     Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

13. Đối với nguyên liệu, vật liệu đưa đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát:

a. khi xuất nguyên liệu, vật liệu đưa đi góp vốn liên doanh, ghi:

Nợ TK 222 - Vốn góp liên doanh (Theo giá đánh giá lại)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ)

     Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Theo giá trị ghi sổ)

     Có TK 711 - Thu nhập khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của nguyên liệu, vật liệu tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh)

     Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của nguyên liệu, vật liệu tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh).

b. Khi cở sở kinh doanh đồng kiểm soát đã bán thành phẩm sản xuất bằng nguyên liệu, vật liệu nhận góp vốn, hoặc bán số nguyên liệu, vật liệu đó cho bên thứ ba độc lập, bên góp vốn liên doanh kết chuyển doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

     Có TK 711 - Thu nhập khác.

14. Khi xuất nguyên liệu, vật liệu đưa đi góp vốn vào công ty liên kết, ghi:

Nợ TK 223 - Đầu tư vào công ty liên kết (Theo giá đánh giá lại)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ)

     Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

     Có TK 711 - Thu nhập khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ).

15. Đối với nguyên liệu, vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê:

Mọi trường hợp thiếu hụt nguyên liệu, vật liệu trong kho hoặc tại nơi quản lý, bảo quản phát hiện khi kiểm kê phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân, xác định người phạm lỗi. Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán:

- Nếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi sổ bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán;

- Nếu giá trị nguyên liệu, vật liệu hao hụt nằm trong phạm vi hao hụt cho phép (Hao hụt vật liệu trong định mức), ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

     Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

- Nếu số hao hụt chưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ xử lý, căn cứ vào giá trị hao hụt, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý)

     Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (Người phạm lỗi nộp tiền bồi thường)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Nếu trừ vào tiền lương của người phạm lỗi)

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần giá trị hao hụt, mất mát nguyên liệu, vật liệu còn lại phải tính vào giá vốn hàng bán)

     Có TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý).

II. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

1. Đầu kỳ, kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ, ghi:

Nợ TK 611 - Mua hàng

     Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

2. Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định giá trị nguyên liệu, vật liệu tồn kho, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

     Có TK 611 - Mua hàng.

Kế toán nguyên vật liệu



© Copyright 2019 www.dichvuketoantrongoi.vn , all rights reserved

Thiết kế và phát triển bởi Webso.vn